Vì sao thức ăn nấu bằng lò thường lại bị cháy, còn lò vi sóng không bị cháy? Sóng điện lò vi sóng thẩm thấu được 4cm thức ăn
Sóng điện lò vi sóng thẩm thấu được 4cm thức ăn

Ngoài ra, tôi cũng chưa hiểu vì sao lò vi sóng không dùng được các đồ dùng bằng kim loại? Xin giải thích cơ chế rõ ràng?   - Ban đọc Trịnh Tân Bá (Hà Nội)    
Theo PGS.TS Lê Văn Doanh, nguyên Trưởng khoa Điện (Đại học Bách khoa Hà Nội): Lò  vi sóng thường sử dụng tần số 2,45GHz.

Lò  vi sóng có thuộc tính cơ bản sau, từ đó quy định các yếu tố khi sử dụng: Sóng điện từ siêu cao tần có tính chất xuyên thấu thức ăn và bị hấp thụ bởi các phân tử nước, mỡ... trong thức ăn.

Khi truyền qua thức ăn, các phân tử của nó bị phân cực và chuyển động với tốc độ cao làm phân tử thức ăn chuyển động va đập và ma sát vào nhau sinh nhiệt vì thế làm chín thức ăn từ trong ra ngoài.

Để thức ăn được chín ngon không nên để thức ăn có chiều dày quá lớn
  Ngoài ra, sóng điện từ có khả năng thẩm thấu vào trong thức ăn chỉ khoảng 4cm, từ đó nhiệt được lan tỏa ra lớp ngoài và vào sâu bên trong hơn, mặt ngoài thức ăn không bị cháy khô. Cũng vì lý do này, để thức ăn được chín ngon không nên để thức ăn có chiều dày quá lớn.

Bên cạnh đó, các vật liệu có hằng số điện môi cao như sứ, kính, nhựa hay túi nilon trong suốt... không bị phân cực và phát nóng do vi sóng vì thế có thể dùng chứa thức ăn và đậy trong lò.

Còn các vật liệu kim loại hoặc mạ tráng kim sẽ cảm ứng dòng điện lớn gây phát nóng cục bộ có thể gây quá tải làm hỏng lò, vì thế tuyệt đối không sử dụng bất kỳ vật liệu nào trong lò vi sóng. 

  Theo Hiền Trần Bee
Tổng hợp & BT:

Về Menu

nấu ăn với lò vi sóng